CHUYÊN ĐỀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA Ở TRƯỜNG THCS

          Chuyên đề bao gồm 2 phần:

          1- Phần lý luận về dạy học liên môn.

          2- Một tiết dạy thực hành.

         

 

- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.

Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.

Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.

- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

II. Thực trạng.

   1. Thuận lợi:

          - Đối với giáo viên:

              +Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .

              + Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.

              + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..

              + Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.

              + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

              + Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.

          - Đối với học sinh:

             Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.

   2. Khó khăn:

          - Đối với giáo viên:

                + Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.

                + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.

           + Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường  còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.

          - Đối với học sinh:

              + Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.

              + Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ)  với các môn không thi, ít thi (môn phụ).

III. Những vấn đề cụ thể khi áp dụng kiến thức liên môn.

          Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn thuộc  khoa học tự nhiên và các môn thuộc khoa học xã hội. Các em sẽ tự rút ra được kiến thức giữa các bộ môn trong cùng nhóm có quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau.

Ví dụ: 

  - Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau.

Ví dụ:

  - Đặc biệt là ta có thể giải thích một số câu tục ngữ, thành ngữ  bằng những kiến thức khoa học, cụ thể mà các em đã được học  như vậy sẽ làm cho học sinh cảm thấy yêu thích và hứng thú hơn rất nhiều khi học bộ môn văn .

Ví dụ: trong dạy học hóa học chúng ta có thể vận dụng kiến thức để liên hệ môn văn học, khi giải thích câu thành ngữ: "Nước chảy đá mòn", giáo viên có thẻ liên hệ với vấn đề này ở phần "muối các bon nát". Như chúng ta đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3 (Canxi cacbonat). Khi gặp nước mưa và khí CO2 (Cacbonic) trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hoá thành Ca(HCO3)2 (muối Canxit hidrocacbonat là muối tan). Theo Phương trình hóa học sau:

                        CaCO3 +  CO2 +  H2O →  Ca(HCO3)2

Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá  bị  bào mòn dần.   Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường.

IV. Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp liên môn.

   1. thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn

        - Các bước để soạn một giáo án theo chủ đề tích hợp liên môn…….       

        - Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. 

           - Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan.

           - Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.

           - Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.

           - Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống  đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.

   2. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn.   

            - Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.

            - Tổ chức hoạt động đọc hiểu  vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên  phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên  phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.

            - Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan. 

IV. Mục đích, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp liên môn.

   1. Mục đích:

          - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
          - Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

          - Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.

          - Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.

          - Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.

      Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.

          - Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể

 

Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.

- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học

      Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.

          - Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn

     Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.

   2. Phương pháp:

          - Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ  đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.

          - Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:

             + Dạy học theo dự án.

             + Phương pháp trực quan.

             + Phương pháp thực địa.

             + Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.

             + Phương pháp khăn trải bàn . . . . . .

 Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn  là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.

 

 

PHẦN II

 Một tiết dạy thực hành

TIẾT 46

TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN VẬT LÝ, TOÁN HỌC, SINH HỌC, ĐỊA LÝ VÀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀO GIẢNG DẠY BÀI “ETILEN”

MÔN HÓA HỌC 9

I. MỤC TIÊU     

1. Kiến thức:

Biết được:

- Công thức phân tử (CTPT), công thức cấu tạo (CTCT), đặc điểm cấu tạo của etilen.

- Tính chất vật lí (TCVL): trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

- Tính chất hoá học (TCHH): phản ứng cộng brom trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy.

- Ứng dụng: làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol (rượu) etylic, axit axetic.

- Vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra:

+ Môn vật lý: Biết cách xác định trạng thái, tỉ khối.... của một chất.

+ Môn toán học: Biết vận dụng những kiến thức toán học để tính toán.

+ Môn sinh học:

Biết giấm ăn có thành phần chính là axit axetic (2%-6%). Vai trò của giấm ăn đối với cơ thể và cuộc sống của con người.

Biết tác hại của việc uống nhiều bia rượu (đầu độc tiểu não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh).

Biết trong quá trình chín trái cây có sinh ra một lượng khí etilen. Khí này có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.

+ Môn địa lý: Biết các nguyên nhân gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng mưa axit.

+ Môn giáo dục công dân: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường không khí.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen.

- Viết các phương trình hóa học (PTHH) dạng CTPT và CTCT thu gọn.

- Phân biệt khí etilen với khí metan bằng phương pháp hóa học.

- Tính phần trăm thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn.

- Giáo dục kĩ năng sống: muốn làm cho trái cây nhanh chín thì hãy sắp xếp đan xen những quả chín với những quả chưa chín.

3. Thái độ: Yêu khoa học, lòng yêu thích bộ môn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Đàm thoại nêu vấn đề, trực quan, vận dụng kiến thức liên môn.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV:

- Bài giảng sử dụng CNTT.

- Dụng cụ: Giá đỡ ống nghiệm, bình cầu có nhánh, đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí.

- Hóa chất: Dung dịch C2H5OH, H2SO4 đặc, Br2.

- Mô hình phân tử hợp chất hữu cơ (4 bộ).

2. Chuẩn bị của HS: Xem trước bài ở nhà, tìm hiểu các biện pháp nhằm giảm thiểu rác thải nilon ra môi trường sống.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

  1. Kiểm tra bài cũ

GV giúp HS nhớ lại kiến thức thông qua việc trả lời 3 câu hỏi trắc nghiệm.

2. Bài mới

Vào bài: Metan là một hợp chất hữu cơ thuộc loại hiđrocacbon có những TCHH như tác dụng với oxi, tham gia phản ứng thế với clo. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một hợp chất cũng thuộc loại hiđrocacbon xem nó có TCHH giống metan hay không.

Hoạt động 1: Vận dụng kiến thức liên môn môn vật lí để tìm hiểu tính chất vật lí của etilen

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

* Tích hợp môn vật lý: Tìm hiểu TCVL của etilen.

- GV: Cho HS quan sát bình đựng khí etilen và yêu cầu HS nêu một số TCVL của etilen.

- HS: Dựa vào kiến thức môn vật lí để trả lời.

- GV: Cung cấp thông tin, đối với hợp chất hiđrocacbon, từ C1 – C4 thường là chất khí.

- GV: Yêu cầu HS nêu cách thu khí etilen trong phòng thí nghiệm.

- HS: Dựa vào TCVL để chọn cách thu khí tối ưu nhất.

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí (d = 28/29).

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử etilen

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

* Hoạt động nhóm

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ: Các thi nhau lắp ráp mô hình phân tử C2H4 dựa trên mô hình dạng đặc và dạng rỗng chiếu trên màn hình. Thời gian tối đa là 1 phút.

- HS: Các nhóm thi nhau thực hiện công việc được giao. Sau đó, so sánh kết quả của nhóm mình với nhóm bạn và với mô hình trên màn hình.

- GV: Yêu cầu HS viết CTCT.

- HS: Trình bày CTCT trên bảng.

- GV: Yêu cầu HS nhận xét về CTCT của C2H4.

- HS: Trong phân tử C2H4:

   + Có 4 liên kết đơn C – H 

   + Giữa 2 nguyên tử  C có 2 liên kết

- GV: giới thiệu liên kết đôi C=C.

- GV: Dựa vào CTPT, CTCT, hãy so sánh điểm giống và khác nhau của C2H4 với CH4.

- HS: Rút ra được điểm giống và khác nhau cơ bản:

   + Giống nhau: Trong phân tử chỉ chứa C, H.

   + Khác nhau: Trong CH4 chỉ chứa các liên kết đơn, còn trong C2H4 ngoài liên kết đơn còn có liên kết đôi.

- GV: Yêu cầu HS dự đoán TCHH của C2H4.

- HS: Dự đoán dựa vào định hướng của GV.

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

       H                     H   

             C   =   C           

       H                      H

Viết gọn:   CH2 = CH2

Nhận xét: Trong phân tử C2H4 có:

             + 4 liên kết đơn C – H

             + 1 liên kết đôi C = C

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của etilen. Sử dụng kiến thức môn giáo dục công dân để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- GV: Tiến hành thí nghiệm biểu diễn etilen cháy trong không khí và sục khí etilen vào dung dịch brom.

Lưu ý: Trước khi làm thí nghiệm, GV giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm, hóa chất dùng trong thí nghiệm, định hướng quan sát cho HS.

- HS: Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét: etilen cháy trong không khí, etilen làm mất màu dung dịch brom. Từ đó rút ra kết luận: etilen cháy trong không khí và tác dụng với dung dịch brom.

- GV: Etilen cháy tạo thành sản phẩm là gì?

- HS: Etilen cháy tạo CO2 và H2O. Viết PTHH

- GV: So sánh tính chất đó với metan.

- HS: Kết luận tính chất này giống metan.

* Tích hợp môn địa lý: Khí CO2 là nguyên nhân hàng đầu gây hiệu ứng nhà kính.

- GV: Vì sao etilen tác dụng được với dung dịch brom?

- HS: HS tư duy trả lời.

- GV: Chiếu slide mô phỏng phản ứng giữa C2H4 với Br2. Yêu cầu HS viết PTHH.

- HS: Quan sát và viết được PTHH.

- GV: Cung cấp thông tin: Phản ứng này được dùng để nhận biết etilen. Ngoài ra, etilen tham gia phản ứng cộng với các chất khác (như H2, Cl2, H2O...). Các chất có liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng.

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Ngoài tính chất đặc trưng của các hợp chất có liên kết đôi C = C (như etien) là phản ứng cộng, các phân tử etilen có kết hợp được với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn.

- GV: Chiếu mô hình hình thành phân tử polietilen từ 2 phân tử etilen. Nếu số lượng phân tử etilen tăng lên thì sự hình thành diễn ra như thế nào?

- HS: Tư duy.

- GV: Giúp HS hiểu về phản ứng hình thành phân tử polietilen thông qua ví dụ trực quan.

Lưu ý: Các mắc xích trong phân tử polietilen.

Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp.

- GV nhấn mạnh: những phân tử có liên kết C=C mới tham gia phản ứng trùng hợp.

- GV: Etilen tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành sản phẩm là gì?

- HS: Polietilen (PE).

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 1. Etilen có cháy không?

C2H4 + 3O2    2CO2 + 2H2O

 

 

 

 

 

 

 2. Etilen có làm mất màu dung dịch brom không?

H                    H

       C  =  C         +   Br – Br

H                    H      (da cam)

         Br   H

  H – C – C – H          

         H    Br

 (không màu)

Viết gọn:

CH2=CH2 + Br2 → BrCH2 – CH2Br                           

                                đibrometan

  • Phản ứng cộng
  • Dung dịch brom dùng để nhận biết etilen

Kết luận: Nhìn chung, các chất có liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng.

 3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?

Viết gọn:

nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n

                                polietilen (PE)

  • Phản ứng trùng hợp

 

Hoạt động 4: Dựa vào kiến thức môn sinh học để hiểu sâu về ứng dụng của etilen

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- GV: Giới thiệu về chất dẻo PE.

* Tích hợp môn GDCD: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

- GV cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng bao bì nilon và tiến hành đàm thoại gợi mở:

   + GV: Là một HS, em cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta?

   + HS: dựa vào kiến thức môn GDCD và thực tế cuộc sống để trả lời.

- GV: Ngoài ứng dụng làm nguyên liệu điều chế PE, etilen còn những ứng dụng nào khác?

- HS: Tìm hiểu SGK và nêu những ứng dụng của etilen.

* Tích hợp môn sinh học:

- Cung cấp thông tin về giấm ăn. Thành phần chính của giấm ăn chứa axit axetic rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Cung cấp thông tin về rượu etylic. Khi uống rượu etylic quá nhiều sẽ gây đầu độc tiểu não, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, con người mất thăng bằng. Đó là lí do vì sao những người say rượu thường đi đứng không vững vàng.

- Trong quá trình chín trái cây có sinh ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.

* Giáo dục kĩ năng sống:

 Chính vì vậy, nếu muốn làm cho trái cây nhanh chín thì hãy sắp xếp đan xen những quả chín với những quả chưa chín.

IV. ỨNG DỤNG

- Điều chế PE, PVC.

- Điều chế rượu etylic, axit axetic, đicloetan.

- Kích thích quả mau chín.

 

3. Củng cố

- GV củng cố bài học thông qua sơ đồ tư duy.

- GV yêu cầu HS làm các bài tập củng cố theo nhóm:

+ Bài tập 2 trang 119 SGK. Giải thích câu trả lời.

+ Bài tập: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 chất khí đựng trong các bình riêng biệt: CH4, C2H4, CO2.

+ Bài tập: Dẫn 2,8 lít (ở đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 4 gam brom nguyên chất đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 50 % ; 50%.            B. 40 % ; 60%.                 C. 30 % ; 70%.              D. 80 % ; 20%.

4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà

-  Làm bài tập 1, 4 trang 119 SGK.

- Tìm hiểu về axetilen. So sánh điểm giống và khác nhau về tính chất hóa học của axetilen với metan và etilen.

- Hướng dẫn làm bài tập 4 trang 119 SGK:

 a) Từ số mol khí etilen ta tính được số mol khí oxi (dựa vào PTHH) và thể tích khí oxi cần dùng.

 b) Khí oxi chiếm 20% thể tích không khí (tức là trong 100 lít không khí có chứa 20 lít khí oxi). Vậy nếu có V lít khí oxi (tính ở câu a)) thì thể tích không khí là bao nhiêu

PHẦN I

Lý luận về dạy học liên môn.

 I. Quan niệm về dạy học liên môn:

- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.

Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.

Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.

- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.

II. Thực trạng.

   1. Thuận lợi:

          - Đối với giáo viên:

              +Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .

              + Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.

              + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..

              + Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.

              + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

              + Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.

          - Đối với học sinh:

             Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.

   2. Khó khăn:

          - Đối với giáo viên:

                + Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.

                + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.

           + Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường  còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.

          - Đối với học sinh:

              + Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.

              + Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ)  với các môn không thi, ít thi (môn phụ).

III. Những vấn đề cụ thể khi áp dụng kiến thức liên môn.

          Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn thuộc  khoa học tự nhiên và các môn thuộc khoa học xã hội. Các em sẽ tự rút ra được kiến thức giữa các bộ môn trong cùng nhóm có quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau.

Ví dụ: 

  - Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau.

Ví dụ:

  - Đặc biệt là ta có thể giải thích một số câu tục ngữ, thành ngữ  bằng những kiến thức khoa học, cụ thể mà các em đã được học  như vậy sẽ làm cho học sinh cảm thấy yêu thích và hứng thú hơn rất nhiều khi học bộ môn văn .

Ví dụ: trong dạy học hóa học chúng ta có thể vận dụng kiến thức để liên hệ môn văn học, khi giải thích câu thành ngữ: "Nước chảy đá mòn", giáo viên có thẻ liên hệ với vấn đề này ở phần "muối các bon nát". Như chú

 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.

Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.

Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.

 Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

 Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.